Trang chủ » Tin tức » Tin giáo dục

Thầy: Các em quan tâm điều gì? Trò: Không gì cả!

Thứ hai - 04/02/2013 11:02
Thầy: Các em quan tâm điều gì? Trò: Không gì cả!

Thầy: Các em quan tâm điều gì? Trò: Không gì cả!

Một bài viết khá sâu sắc của bạn Đinh Hồ Nho Thông về cách dạy một chiều trong giáo dục khiến cả thầy và trò không hiểu nhau, lâu dần hình thành nên lối sống "không dám lên tiếng" trong mỗi người.
Đã qua rồi cái thời mà những người trẻ chỉ biết im lặng làm theo sự sắp đặt của bố mẹ, của người thân và của xã hội. Vòng quay của thời đại đã nghiền nát những giáo điều cứng nhắc ngày xưa. Thời đại bây giờ là thời đại của tự do. Tự do trong cách sống, tự do trong cách suy nghĩ và nhất là tự do trong việc phát triển khả năng bản thân. Và việc đầu tiên thiết thực nhất là khi con người ta có quyền tự do "nói".

Tôi đến thăm một lớp đại học, thầy bộ môn hỏi sinh viên một câu rất thú vị: "Lúc này các em quan tâm đến điều gì?". Một câu hỏi theo mình là rất thực tế và thú vị thế nhưng gần 3/4 lớp trả lời... Em không quan tâm gì cả! Cái việc "không quan tâm" đó có thể giải thích theo nhiều hướng khác nhau. Thứ nhất, mỗi người trong chúng ta không thích chia sẻ thông tin, muốn giữ những bí mật của mình làm lợi riêng. Nếu thế thì tốt quá, thời đại thông tin mà, sai một li đi một dặm. Thế nhưng cách lý giải thứ hai lại có vẻ thuyết phục hơn, đó là mọi người không dám cất lên tiếng nói của mình. Có rất nhiều nơi để lên tiếng nhưng xin phép chỉ đề cập đến "tiếng nói" trong giáo dục. Vì giáo dục là cái nôi của sự phát triển xã hội. Giáo dục lên tiếng thì mọi lĩnh vực cũng nói lên tiếng nói của mình.
Càng lớn học trò càng ít nói hơn. Ảnh minh họa.

Sao các em không nói? 
Có một câu chuyện tiếu lâm dân gian mà ai trong chúng ta cũng từng được nghe. Phú ông có chiếc áo mới và đang bị cháy. Và đến khi tên người ở báo cho phú ông biết thì chiếc áo đã cháy một lỗ to. Ví dụ nhỏ nhưng đề cập đến tầm quan trọng của việc lên tiếng và lên tiếng lúc nào. Cái áo của giáo dục Việt Nam đã thủng một lỗ to rồi. Vậy mà sao kẻ dưới như chúng ta không lên tiếng ?
Mấy năm gần đây tất cả các thống kê đều cho thấy, cứ mỗi một đợttuyển sinh đại học thì phần lớn các thí sinh đều chọn cho mình thi vào khối Tài chính - Ngân hàng. Chưa xét đến những đơn đăng kí ma thì con số gần 75% học sinh "đam mê" ngành tài chính - ngân hàng là một câu hỏi lớn. Chủ nghĩa đám đông vẫn là mối đe dọa nguy hiểm nhất cho tư tưởng tự do. Đã có ai tự hỏi việc mình thích làm nhất là gì chưa? Hay phần lớn là nghe theo cái mà bố mẹ mình thích. Mọi bậc phụ huynh có một điểm chung là luôn muốn con cái mình có một cuộc sống an nhàn, giàu có.
Thế cho nên mới xuất hiện cụm từ "ngành hot". Cái "Hot" đó đã đốt cháy biết bao khát vọng của con trẻ. Để rồi có không ít người mất cả đời mình để hiểu cho được là mình thích cái gì. Thế giới vốn đa sắc màu và mọi công việc chân chính đều được vinh danh. Chính chúng ta đã làm cho nó trở nên đơn điệu và bây giờ lại ngồi than thở là sao đời này chỉ có "đen và trắng". Nhà khoa học nổi tiếng bởi sự chính trực,GS Hoàng Tụy đã từng kêu lên: “Dân tộc Việt Nam không có truyền thống giả dối. Bệnh giả dối là mối nhục lớn”. Và giả dối chỉ bắt đầu thâm nhập vào cơ thể của dân tộc ta khi mà vắc xin "tiếng nói" đã không được tiêm đủ liều. Ai đã tiếng bảo vệ bạn mình khi bị người ta đánh đập dã man, ai đã đứng lên để nói mình không hiểu điều thầy cô vừa nói, ai đã phản đối việc xin điểm? Hay chúng ta theo chủ nghĩa makeno (mặc kệ nó)? Trong một môi trường mà những người thích được nói, thích được phát biểu chính kiến lại bị mọi người xem là "thích thể hiện", thì làm sao người ta dám lên tiếng? Tiếng nói được sinh ra là để cho mọi người thấu hiểu nhau. Và một môi trường như giáo dục thì sự "thấu hiểu" đó lại càng quan trọng. Có một điều thú vị là "tần suất" xuất hiện của những người "thích thể hiện" này có xu hướng giảm dần trong quá trình học. Tiểu học thì rất đông, lên THCS, THPT rồi đại học thì cứ "tuyệt chủng" dần dần. Thầy không biết trò nghĩ gì, hiểu gì, có phản đối gì với những thứ mà thầy truyền tải. Trong giáo dục, sự trao đổi giữa thầy và trò như hệ tuần hoàn máu của con người. Và khi mà cái sự tuần hoàn đó bị chúng ta biến thành "đường một chiều" thì chẳng khác nào chúng ta đã, đang và sẽ giết chết "giáo dục". 
Em biết, thầy sẽ… im lặng!
 
  Nhưng cũng không thể trách các em không dám lên tiếng. Các thầy các cô hầu hết vẫn giữ nguyên cho mình cách giảng dạy trước thời "Đổi mới". Mấy lần cải cách của Bộ GD&ĐT chủ yếu vẫn là cải cách trên mấy trang sách mà "quên" chưa có một cuộc cách tân triệt để trong phong cách giảng dạy cho các thầy cô. Và các thầy cô cũng "quên" lên tiếng trong không ít vấn đề. Các thầy cô mà tôi đã từng được học đều có trong mình một tình yêu nghề, yêu học sinh sâu sắc. Nhưng không ít thầy cô có lẽ vì "nhịp đập của trái tim yêu nghề to quá" mà đã quên đi việc cố tìm để hiểu các em nói gì. Đứng trước bức tường "im lặng" mà bọn trẻ bọn em được truyền lại từ thế hệ trước đã có mấy thầy cô dám khoan phá nó? Thầy đã dạy em "cứ đi là sẽ đến" vậy thì em cũng mong thầy cố gắng "dạy" bọn em biết "nói". Từ biết "nói"  không ít người trong bọn em sẽ cất lên "tiếng ca" của mình để cuộc đời này thêm tươi đẹp, để cuộc sống này thú vị và tuyệt vời hơn. Và cũng mong thầy "nói" nhiều hơn thầy nhé.
 

Hãy xem clip! Cuộc sống thêm ý nghĩa!


Nguồn tin: www.tinmoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin mới nhất

Bản quyền thuộc về Trường Trung Học Cơ Sở Tô Hiến Thành
 Xã Ninh Sim - Thị Xã Ninh Hòa - Tỉnh Khánh Hòa